ISO/IEC 17025 là gì ?
Tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025 được ban hành là sự đúc kết từ kinh nghiệm chung trong việc thực hiện ISO / IEC Guide 25 và EN 45001 và thay thế cả hai tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu mà phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đang áp dụng một hệ thống chất lượng, rằng phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn có năng lực kỹ thuật và có thể cung cấp các kết quả có giá trị về mặt kỹ thuật.
Sau khi thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn, phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn sẽ xin đăng ký công nhận từ một tổ chức công nhận thuộc chính phủ để chứng tỏ năng lực.
Lợi ích công nhận
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thí nghiệm.
- Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn.
- Tạo điều kiên thừa nhận quốc tế kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn.
- Hoà nhập hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm của Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế.
Các lĩnh vực công nhận
- Cơ
- Hoá
- Sinh
- Dược phẩm
- Điện - Điện tử
- Vật liệu xây dựng
- Không phá huỷ
- Đo lường hiệu chuẩn
- An toàn sinh học
Độ không đảm bảo đo
Thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể qui cho đại lượng đo một cách hợp lý.
- Thông số có thể là độ lệch chuẩn ( hoặc bội của nó ), hoặc là ½ của khoảng với mức tin cậy đã định.
- Nói chung, độ không đảm bảo đo gồm nhiều thành phần. Một số thành phần có thể được đánh giá bằng phân bố thống kê các kết quả của một dãy phép đo và có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn thực nghiệm. Các thành phần khác, cũng có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn, được đánh giá từ các phân bố xác suất mô phỏng trên cơ sở thực nghiệm hoặc các thông tin khác.
- Kết quả đo được hiểu là ước lượng tốt nhất về giá trị của đại lượng đo và tất cả các thành phần của độ không đảm bảo đo, bao gồm cả những thành phần do các ảnh hưởng hệ thống như các thành phần gắn với những sự hiệu chỉnh và gắn với các qui chiếu gây ra, đều góp phần vào độ phân tán.
Đánh giá độ không đảm bảo đo
Phòng hiệu chuẩn hoặc phòng thử nghiệm thực hiện hiệu chuẩn nội bộ phải có và áp dụng thủ tục đánh giá độ không đảm bảo đo cho tất cả các phép hiệu chuẩn và hình thức hiệu chuẩn. Phòng thử nghiệm phải có và phải áp dụng thủ tục để đánh giá độ không đảm bảo đo. Trong một số trường hợp nhất định, bản chất của phương pháp thử có thể hạn chế việc tính toán nghiêm ngặt về phương diện đo lường và thống kê độ không đảm bảo đo. Trong những trường hợp này, Phòng thí nghiệm ít nhất phải có gắng xác định tất cả các thành phần độ không đảm bảo đo, thực hiện đánh giá hợp lý và phải đảm bảo rằng hình thức thống báo kết quả không được gây ấn tượng sai về độ không đảm bảo đo. Việc đánh giá hợp lý phải dựa trên kiến thức về tính năng của phương pháp và lĩnh vực đo, và phải sử dụng, ví dụ, kinh nghiệm trước đó và dữ liệu có giá trị.
- Mức độ nghiêm ngặt cần thiết để đánh giá độ không đảm bảo đo tuỳ thuộc vào các yếu tố như: yêu cầu của phương pháp thử; yêu cầu của khách hàng; các giới hạn làm cơ sở để quyết định về sự phù hợp với quy định kỹ thuật.
- Trong những trường hợp khi một phương pháp thử nghiệm đã được công nhận rộng rãi quy định giới hạn giá trị của các nguồn chủ yếu gây nên độ không đảm bảo đo và quy định cách thức trình bày kết quả đã tính toán, PTN được coi là đáp ứng các điều này khi tuân theo phương pháp thử và các hướng dẫn lập báo cáo.
Khi đánh giá độ không đảm bảo đo, tất cả các thành phần độ không đảm bảo được xem là quan trọng các tình huống cụ thể phải được tính đến bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp.
- Các yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo bao gồm (nhưng không giới hạn) ở chuẩn chính, mẫu chuẩn, phương pháp và thiết bị sử dụng, điều kiện môi trường, đặc tính và điều kiện của mẫu thử hoặc hiệu chuẩn và người thao tác.
- Sự biến đổi lâu dài được dự đoán trước của mẫu thử và/ hoặc hiệu chuẩn thông thường không được tính đến khi đánh giá độ không đảm bảo đo.
- Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo TCVN 6910:2001 (ISO 5725) và Hướng dẫn về trình bày độ không đảm bảo đo.
Tài liệu tham khảo áp dụng ISO 17025
[1] TCVN 6910-1 : 2001 (ISO 5725-1 : 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1 : Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[2] TCVN 6910-2: 2001 (ISO 5725-2: 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2 : Phương pháp cơ bản xác định độ lặp và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[3] TCVN 6910-3 2001 (ISO 5725-3 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 3 : Các thước đo trung gian độ chụm cảu phương pháp đo tiêu chuẩn.
[4] TCVN 6910-4 :2001 (ISO 5725-4 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 4 : Phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[5] TCVN 6910-6 2001 (ISO 5725-6 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần : Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để được tư vấn, đào tạo, xây dựng, triển khai, áp dụng, cập nhật, chuyển đổi hệ thống quản lý ISO 17025 một cách chi tiết và chính xác.