Bảng giá

Báo giá

Miễn phí

Yêu cầu báo giá

Để lấy báo giá miễn phí, xin vui lòng gọi 0369111611 hoặc điền vào mẫu dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ và chứng nhận sau: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, BRC/ FSSC 22000, ISO 45001, 5S-3D, PRO3M, QCVN/ TCVN, CE Marking, GMP-ISO 22716 , TC KHÁC,

Xin lưu ý các thông tin có đánh dấu (*) là bắt buộc:











Dịch vụ

TƯ VẤN ISO 45001:2018 - HTQL AN TOÀN SỨC KHỎE

ISO 45001:2018 – “Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp” sẽ chính thức thay thế OHSAS 18001 và là tiêu chuẩn OH&S đầu tiên trên thế giới, giúp các doanh nghiệp cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động và những người xung quanh, kiểm soát các rủi ro về sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và cải tiến liên tục việc thực hiện OH&S.

 

SỰ KHÁC BIỆT ISO 45001 VÀ OHSAS 18001:

 

- Sự khác biệt đầu tiên liên quan đến cấu trúc giữa hai tiêu chuẩn. ISO 45001 có cấu trúc cấp cao tương tự như các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, vv. Cấu trúc này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện và việc tích hợp với một số hệ thống quản lý khác theo cách thức hài hoà, có cấu trúc và hiệu quả.

- Trong tiêu chuẩn mới, tập trung nhiều hơn vào "bối cảnh của tổ chức". Với tiêu chuẩn ISO 45001, các tổ chức sẽ phải cân nhắc các vấn đề sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp và xem xét những gì mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp của họ đối với các vấn đề trên.

- Một số tổ chức sử dụng OHSAS 18001 và ủy thác trách nhiệm giám sát sức khoẻ và an toàn lao động cho người quản lý an toàn hơn là tích hợp hệ thống vào hoạt động của tổ chức. ISO 45001 đòi hỏi sự kết hợp các khía cạnh về sức khoẻ và an toàn trong hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức, do đó người quản lý cấp cao có vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn đối với hệ thống quản lý OH & S.

- ISO 45001 tập trung vào việc xác định và kiểm soát rủi ro nhiều hơn mối nguy vì nó được yêu cầu trong OHSAS 18001.

- ISO 45001 yêu cầu các tổ chức phải quan tâm đến cách các nhà cung cấp và nhà thầu đang quản lý rủi ro của họ.

- Trong ISO 45001 một số khái niệm cơ bản được thay đổi, như rủi ro, người lao động và nơi làm việc. Ngoài ra còn có các định nghĩa mới về các thuật ngữ như: giám sát, đo lường, hiệu quả, hiệu năng và quá trình OH & S.

- Các thuật ngữ "tài liệu" và "hồ sơ" đã được thay bằng thuật ngữ "thông tin ghi chép dưới dạng văn bản" trong ISO 45001. Tiêu chuẩn cũng nêu rõ rằng các thông tin phải được duy trì ở mức cần thiết để có thể tự tin rằng các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch.

- Mặc dù có những thay đổi giữa hai tiêu chuẩn này, nhưng mục đích chung của ISO 45001 vẫn giữ nguyên như OHSAS 18001, nhằm giảm rủi ro và đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của tất cả mọi người tham gia vào các hoạt động của một tổ chức.

 

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

 

- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S liên quan đến hoạt động thực tế của tổ chức để cải tiến liên tục

- Là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng quá trình kinh doanh an toàn, tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường nước ngoài

- Cải tiến năng suất thông qua việc giảm thiểu các tai nạn và rủi ro về sức khỏe tại nơi làm việc

- Giảm chi phí đóng bảo hiểm

- Giảm chi phí về tai nạn

- Đáp ứng các vấn đề về tuân thủ pháp luật hiện hành và các yêu cầu khác

- Cải tiến việc tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác

- Góp phần ổn định mối quan hệ lao động để cải thiện phàn nàn về sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

 

CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018

 

4. Bối cảnh của tổ chức

4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và của các bên liên quan khác

4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S

4.4 Hệ thống quản lý OH&S

5. Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

5.1 Sự lãnh đạo và cam kết

5.2 Chính sách OH&S

5.3 Các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động

6. Hoạch định

6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

6.2 Mục tiêu OH&S và hoạch định đạt được mục tiêu

7. Hỗ trợ

7.1 Nguồn lực

7.2 Năng lực

7.3 Nhận thức

7.4 Trao đổi thông tin

7.5 Thông tin văn bản

8. Điều hành

8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành

8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp

9. Đánh giá kết quả hoạt động

9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

9.2 Đánh giá nội bộ

9.3 Xem xét của lãnh đạo

10. Cải tiến

10.1 Khái quát

10.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục

10.3 Cải tiến thường xuyên

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để được tư vấn, đào tạo,  xây dựng, triển khai, áp dụng, cập nhật, chuyển đổi hệ thống quản lý OHSAS 18001, ISO 45001:2018 một cách chi tiết và chính xác.

 

Công ty Tư vấn NHT

facebook